12 phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán
Đất nước ta có rất nhiều phong tục tập quán được gìn giữ qua biết bao thế hệ, trong đó Tết cổ truyền của dân tộc hay còn gọi là Tết Nguyên Đán được coi như ngày lễ lớn nhất trong năm. Những ngày này, chúng ta có rất nhiều phong tục truyền thống độc đáo không thể lẫn với bất kỳ quốc gia châu Á nào khác cùng đón Tết âm lịch. Hãy cùng Game vui tìm hiểu những nét độc đáo đó trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
1. Dọn dẹp nhà cửa
Công việc dọn dẹp ngày Tết có ý nghĩa là để chuẩn bị “tiễn năm cũ, đón năm mới”. Trong ngày này, tất cả đồ đạc trong nhà sẽ được đem ra chùi rửa thật sạch sẽ, chén bát mới sẽ được chuẩn bị sẵn cho mâm cỗ ngày tết, các vật dụng trưng bày cũng được đem ra bày biện trang hoàng cho nhà cửa trông mới mẻ hơn.
2. Gói bánh Chưng, bánh Tét
Bánh chưng, bánh tét là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa của người Việt, hàng năm cứ vào ngày Tết khoảng từ ngày 27, 28, 29 Tết mọi gia đình lại ngồi quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng, bánh tét. Ở miền Nam thì có bánh tét hình trụ, miền Bắc thì có bánh chưng hình vuông, tuy hình dáng có khác nhau nhưng nguyên liệu thì hoàn toàn giống nhau, lúa gạo là nguyên liệu chính của bánh, tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước lâu đời của người Việt.
3. Tảo mộ
Bắt đầu từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp hàng năm, con cháu trong gia đình đi thăm và quét dọn mồ mả tổ tiên, họ thường mang hương, hoa quả đến cúng và mời vong linh tổ tiên về nhà ăn Tết với con cháu. Đây là một phong tục phổ biến của tất cả người Việt, thể hiện lòng hiếu đạo, sự thành kính đối với đấng sinh thành và những người đã mất, cũng chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lý của dân tộc Việt Nam.
4. Cúng ông Công, ông Táo
Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời. Lễ cúng truyền thống phải có cá vàng để tiễn ông về trời, mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt vì theo quan niệm dân gian đây là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ trách phạt hay thưởng gia chủ dựa trên những gì mà ông Táo báo cáo.
5. Chơi hoa Tết
Ở miền Bắc, người ta thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào, cây quất để trang trí trong nhà bởi hoa đào màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn còn cây quất càng nhiều quả thì chứng tỏ gia đình ấy càng nhận được nhiều lộc trong năm mới.
Ở miền Trung và miền Nam lại sử dụng cành mai vàng bởi theo quan niệm của họ, mai vàng tượng trưng cho sự cao sang của vua chúa thời phong kiến, là biểu tượng cho sự phát triển thăng tiến. Tuy mỗi miền một màu sắc, một sắc hoa khác biệt nhưng nó đều tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia đình.
6. Cúng tất niên
Các gia đình tại Việt Nam thường làm mâm cơm thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết đồng thời để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.
7. Cúng giao thừa
Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch diễn ra vào phút cuối cùng của năm với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở ngoài trời.
8. Xông đất/Xông nhà
Xông đất là một phong tục rất quan trọng của người Việt Nam vì ông bà ta quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Do đó, chủ nhà thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với mình đến xông đất vì họ tin rằng, người đó sẽ mang may mắn, điềm lành trong suốt cả một năm. Người xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết 1 vòng quanh nhà với hi vọng may mắn sẽ luôn tràn ngập.
9. Chúc Tết và mừng tuổi
Chúc Tết và mừng tuổi đầu năm (lì xì) là một phong tục đã được du nhập vào Việt nam từ bao đời nay, cứ mỗi khi Tết đến trẻ em hay những người già đều nhận được những lời chúc và những phong bao lì xì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và sức khỏe cho cả năm đó, và phong tục mừng tuổi đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa, truyền thống mang đậm phong vị ngày Tết.
10. Hái lộc
Hái lộc đầu xuân là một nét đẹp trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Người dân Việt Nam thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng một để cầu một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc về nhà.
11. Đi lễ chùa
Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.
12. Xin chữ
Cứ vào dịp xuân đầu xuân năm mới mọi người lại rủ nhau đi xin chữ về treo trong nhà với mong muốn cầu cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình, người thân của mình. Từng nét chữ hiện ra, may mắn càng đong đầy hơn, cả người cho và người xin chữ đều nhận được lộc đầu năm, mỗi người xin một chữ khác nhau với những mong muốn khác nhau nhưng tất cả đều mong một năm mới mọi sự tốt lành, gia đình con cái hòa thuận, êm ấm, đạt được những thành công trong cuộc sống.
Chúc các bạn năm mới mạnh khỏe!
Bài viết liên quan
-
Những lời chúc Tết bạn bè hay và ý nghĩa nhất
-
Hướng dẫn tạo thiệp chúc Tết thư pháp 2025
-
Những lời chúc Tết người yêu tình cảm, lãng mạn nhất
-
Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam
-
Những lời chúc Tết, câu chúc Tết 2021 hay và ý nghĩa nhất
-
Những điều kiêng kỵ nên tránh trong ngày Tết Nguyên Đán

Bài viết mới nhất
-
Danh sách bản đồ King Legacy đầy đủ, chi tiết nhất
-
Bảng xếp hạng Trái Ác Quỷ King Legacy mới nhất
-
Cách lên cấp nhanh trong Fisch
-
Hướng dẫn nhận Godly Luffy Gear 5 trong Anime Last Stand
-
8 nhẫn thuật trong Naruto cực mạnh nhưng hầu như rất hiếm được sử dụng
-
Top 5 game đánh máy miễn phí hay nhất giúp bạn thành cao thủ đánh máy
Mẹo vặt
-
SOS là gì trên Facebook?
-
Thủ thuật đồng bộ tin nhắn Zalo trên máy tính và điện thoại
-
Xem video Youtube lỗi id phát lại và cách khắc phục tạm thời
-
Những bài thơ chế hài hước, độc lạ cho ngày 8/3
-
3 mẹo sữa lỗi gõ số ra chữ hoặc gõ chữ ra số trên Laptop
-
Cách tạo ảnh bìa Facebook theo tên mình trong 1 nốt nhạc